Ngày 27/5, tòa án Northern District (California, Mỹ) đã đưa ra một phán quyết lạ. Đó là không bắt Google phải bồi thường khi sử dụng các dòng code có bản quyền của Oracle để xây dựng hệ điều hành Android.
Trước đó, Oracle đã đâm đơn kiện Google với cáo buộc vi phạm bản quyền trong thời gian dài và đòi 9 tỉ USD tiền bồi thường.
Tại sao một đất nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền chặt chẽ như ở Mỹ lại có thể “tha” cho Google, khi có đầy đủ bằng chứng cho thấy Google đã “lấy trộm” công sức của Oracle? Đặc biệt là khi, 11.500 dòng code của Oracle đã mang về cho Google cả núi tiền trị giá nhiều tỉ đô la thông qua hệ điều hành Android.
Câu trả lời đó là Google đã đưa ra lời biện hộ xuất sắc trước quan tòa với “quyền sử dụng hợp lý” (fair-use).
Vậy fair-use là gì? Đó là quyền cho phép bất kỳ người Mỹ nào cũng có thể sử dụng một cách giới hạn công trình của người khác mà không cần phải xin phép tác giả. Người sử dụng cũng sẽ không vi phạm các vấn đề liên quan đến bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ.
Hiểu một cách đơn giản, bạn có thể thoái mái “copy” ý tưởng của người khác, tuy nhiên là trong một giới hạn nhất định. Nếu ý tưởng này thành công và biến bạn thành triệu phú, thậm chí tỉ phú (như trường hợp Google), bạn cũng không phải chia xu nào cho tác giả.
Trên thực tế, fair-use dựa trên ý tưởng cho rằng công chúng nên được trao quyền tự do sử dụng một phần nguồn tài nguyên đã được đăng ký bản quyền với mục đích làm tư liệu hoặc bình luận.
Không chỉ vậy, fair-use còn là cứu cánh để chống lại sự độc quyền sở hữu trí tuệ. Chúng ta đều quá quen thuộc với câu nói “đứng trên vai người khổng lồ”, hàm ý không có sáng tạo nào hoàn toàn mới, mà chỉ có sáng tạo dựa trên nền tảng và tri thức đã tồn tại cả vạn năm nay của nhân loại.
Tuy nhiên, việc ngày nay bất kỳ sáng tạo nào cũng được đóng dấu bản quyền khiến việc tự do sáng tạo ngày càng khó khăn hơn, những vụ kiện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và bằng sáng chế cũng diễn ra thường xuyên hơn. Nếu làm việc gì cũng phải xin phép, cũng lo vi phạm, con người sẽ tự trói buộc sức sáng tạo của mình.
Trên thực tế, sự tồn tại của fair-use trên thực tế đã có từ thế kỷ 18 tại Anh. Đến năm 1976, fair-use được đưa vào đạo luật bản quyền của Hoa Kỳ. Điều này cho thấy các quốc gia phát triển, bên cạnh việc đề cao bản quyền, cũng đã sớm nhận thức rõ tác hại của bản quyền.
Với sự hiện diện của Fair-use, các nhà làm luật muốn đảm bảo sự tồn tại của một nước Mỹ sáng tạo, nơi mọi người luôn nghĩ ra những sản phẩm mới, nhưng vẫn tôn trọng tác quyền của nhau.
Quay trở lại vụ kiện giữa Oracle và Google. Google đã chứng minh trước tòa án rằng việc mình sao chép 11.500 dòng code của Oracle đã tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới, hữu dụng cho mọi người, nên được bảo vệ dưới luật fair-use.
Cũng cần chú ý thêm rằng, fair-use là một quy định hết sức đặc thù, vì vậy, việc áp dụng fair-use sẽ được xem xét kỹ càng trên từng trường hợp cụ thể, thay vì áp dụng đại trà. Bản thân phán quyết của tòa án, cũng phụ thuộc rất nhiều vào cảm tính của thẩm phán. Vì vậy, không lạ khi Oracle cho biết họ sẽ kháng án.
Kinh doanh cafe sau nhiều năm trải nghiệm trong ngành kinh doanh quán cafe đã rút ra một số nguyên tắc mà mỗi nhân viên cần áp dụng để vươn tới thành công trong công việc.
Nhân viên là tài sản quán cà phê, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nắm vững nghiệp vụ của quán sẽ khẳng định đẳng cấp nhà hàng và chiếm được cảm tình của khách hàng.
1. Có tinh thần làm việc đội nhóm
Trong quán cafe có nhiều bộ phận đảm trách công việc khác nhau. Điều này tạo sự chuyên nghiệp và tăng năng suất công việc. Tuy nhiên mục tiêu chung của mọi bộ phận đều hướng đến tạo niềm vui và sự thoải mái, hài lòng cho khách hàng. Do đó, các bộ phận phải như những mảnh ghép ghép lại sao cho thật khớp để vận hành quán cafe một cách suôn sẻ.
Để đạt được điều này, nhân viên phải luôn có tinh thần làm việc theo nhóm, hay nói cách khác, phải có sự hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau trong công việc. Nếu nhân viên không có tinh thần làm việc tập thể sẽ không bao giờ công việc trôi chảy và thành công.
2. Đặt cái tôi sang một bên
Trong quá trình làm việc, bạn sẽ gặp nhiều vị khách chỉ thích soi mói quán cafe, luôn tìm những điều nhỏ nhặt của nhân viên để bắt lỗi. Trước tình trạng ấy, chắc hẳn ai cũng muốn phản ứng để tự vệ. Tuy nhiên, trong ngành kinh doanh quán cafe, nghiêm cấm sự tranh cãi với khách vì dù chúng ta đúng hay sai đều tạo ảnh hưởng không tốt đến thương hiệu quán. Do đó, cần phải cân bằng cái tôi để giải quyết nhu cầu chính đáng trong các tình huống công việc.
Nói điều này ra quả nhiên là dễ hơn làm. Vậy để để đối phó với tình huống ấy, nên để khách nói cho hả giận, đừng tranh cãi ngay, và nếu phản biện, trước hết cứ xin lỗi và nói năng nhẹ nhàng, giải thích khúc chiết mọi thắc mắc của khách hàng.
3. Đừng sợ làm sai
Nhân viên quán cafe thường sợ phạm sai lầm vì lúc đó sẽ lọt vào tầm ngắm của vị quản lý, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến lương, thưởng, vị trí công việc. Tuy nhiên không ai thoát khỏi tình huống này. Đừng sợ. Hãy coi việc sai sót là cơ hội để học hỏi và hiểu thấu đáo công việc. Mạnh dạn hỏi những đồng nghiệp cách giải quyết. Bạn hãy tin cách này rất hiệu quả vì sẽ có nhiều người tốt sẵn sàng giúp bạn. Khi mọi chuyện đã giải quyết xong, hãy suy ngẫm về chúng sẽ giúp bạn thoát khỏi sai lầm lần sau.
4. Phục vụ khách hàng vượt mức mong đợi
Hoạt động trong ngành kinh doanh cafe có nghĩa là chúng ta xác định tiêu chí phục vụ khách hàng là nền tảng. Mọi khách hàng đều mong muốn hưởng dịch vụ tối ưu. Bạn đừng nghĩ rằng phải làm gì to tát cho khách hàng thì họ mới hài lòng. Bạn nhiệt tình chỉ dẫn những dịch vụ họ không hiểu, nơi mua sắm đáng tin cậy, hỏi han một cách ân cần đủ cho họ cảm thấy thoải mái như đang ở nơi quen thuộc.
Những nỗ lực nhỏ qua việc để ý nhu cầu khách hàng một cách tận tâm luôn mang lại kết quả vượt ngoài mong đợi cho triển vọng nghề nghiệp của mình.
5. Đừng làm những việc chưa đủ hiểu biết
Chứng tỏ cho mọi người thấy khả năng xuất sắc của mình là điều tốt. Tuy nhiên nhiều người dễ vướng vào sai lầm khi mới vào làm việc trong một quán cafe nào đó, chưa am hiểu môi trường đã làm những điều ngoài sự hiểu biết của mình, thậm chí gây tai họa đáng tiếc cho quán. Làm tròn công việc được giao và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp theo thời gian sẽ tạo các bước thăng tiến cho bạn. Hãy hỏi những gì không biết, chú tâm hết mình vào chuyên môn là đủ ghi điểm với cấp trên của bạn.
6. Nội qui của quán
1.Nhân viên xin vào là việc tại quán café Oanh Trang hồ sơ gồm có, giấy CMND, sổ khám sức khỏe an toàn vệ sinh thực phẩm, do Trung Tâm Y Tế Dự Phòng TP khám và cấp sổ.
2. Thời gian làm việc 3 ca: Ca 1.từ 6h đến 14h, ca 2.từ 6h đến 17h, ca 3; từ 17h đến 23h30 ( lương thỏa thuận theo ca làm việc).đi làm phải đúng giời, nếu đi trễ phải làm bù nhưng trễ không quá 15 phúc nếu trễ vượt mức qui định cộng lai cuối tháng trừ lương. Nếu nghỉ phải xin phép trước một ngày, phải tự tìm ca khác làm thay (nghỉ không được hưởng lương người làm thay mình hưởng).Lưu ý: Ai nghỉ vào những ngày thứ 7, CN, lễ, nghỉ 1 ngày trừ 2 ngày.
3.Mặc đồng phục của quán, nhân viên được trang bị áo số lượng căn cứ vào ca làm việc, phải bỏ áo vào quần, (nếu ai không chấp hành thì bị phạt 10000đ/ lần nhắc nhở)
4. Mỗi nhân viên được phân công chịu trách nhiệm khu mình quản lý, hướng dẫn khách ngồi, sắp xếp bàn ghế cho khách ngồi, hỏi khách anh, chị, cô, chú, bác… ghi ORDER cho rõ ràng chính xác luôn luôn theo dõi khu mình quản lý, khách gọi phải trả lời, theo dõi khách chuyển bàn vào quầy báo chuyển, theo dõi tính tiền nếu tính thiếu tiền, còn dư order tên ai người đó chịu trách nhiệm bàn nào chưa tính tiền tuyệt đối không được dọn ly vào.
5. Luôn luôn tỉnh táo và tươi cười, quan sát và quan tâm khi phục vụ khách, phải nắm vững và thuộc menu, để còn giới thiệu món ăn, đồ uống với khách.trong giời làm việc không được nhóm lại để nói chuyện, trong giời làm việc tuyệt đối không được sử dụng điện thoại, làm việc riêng.
Thủ tục pháp lý khi kinh doanh quán cafe.
Sau khi lên kế hoạch, viết mô hình kinh doanh… để mở một quán cafe, bạn đi tìm mặt bằng để thuê (hoặc bạn tận dụng mặt bằng nhà), mọi thứ đều tốt đẹp cả. Bạn tiến hành lên thiết kế quán để sửa chữa, cải tạo, xây mới… theo thiết kế, bạn từng ngày trông ngóng quán cafe ra đời.
Bạn cũng đã lên chi tiết hàng hóa, máy móc thiết bị, bàn ghế… chuẩn bị đầu tư vào quán, bạn đã đi tìm các nhà cung cấp như cafe nguyên liệu, nước ngọt... Bạn bắt đầu bài toán nhân sự.
Giai đoạn này, có một thứ vô cùng quan trọng bắt buộc bạn phải làm nhưng vẫn có người kinh doanh “quên mất tiêu” để khi hoạt động rồi lãnh hậu quả là “biên bản phạt vi phạm hành chính” thì mới té ngữa. Đó là việc chuẩn bị “thủ tục pháp lý trước khi quán cafe đi vào hoạt động”.
Vậy thủ tục pháp lý để mở kinh doanh quán cafe cần gì? Liệt kê dưới đây là các thủ tục pháp lý bạn cần hoàn thiện nhé:
1. Giấy phép đăng ký kinh doanh quán cafe: thông thường các quán cafe nhỏ chọn làm theo hình thức hộ kinh doanh cá thể, để làm thủ tục hãy liên hệ với UBND quận/huyện tại bộ phận Một Cửa để được hướng dẫn chi tiết, còn với hình thức công ty thì liên hệ với Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố.
Với giấy phép kinh doanh này bạn có thể tự liên hệ để hoàn tất thủ tục hoặc bạn thuê công ty dịch vụ chuyên làm giấy phép đăng ký kinh doanh uy tín để tư vấn và làm cho bạn. Cái này bạn hỏi thăm hoặc Google sẽ có thông tin.
2. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: thông thường bạn liên hệ với Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm để được hướng dẫn chi tiết. Hoặc để nhanh hơn, bạn nên thuê dịch vụ tư vấn và làm thủ tục này. Thông thường tại nơi cấp giấy chứng nhận sẽ có những người làm dịch vụ ở đó.
Bạn nên đọc để hiểu và vận hành đúng theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, có sách nói rất rõ vấn đề này.
3. Giấy khám sức khỏe cho nhân sự đang làm việc tại quán: về nguyên tắc là tất cả nhân sự làm việc tại quán cần có giấy khám sức khỏe còn hiệu lực trong vòng 12 tháng. Lưu ý: khi đi khám sức khỏe cần yêu cầu rõ ràng là giấy khám sức khỏe cho quán cafe để chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nhé, vì giấy khám sức khỏe này khác so với những loại khám sức khỏe cho xin việc làm.
4. Chứng nhận đã tham gia khóa đào tạo về vệ sinh an toàn thực phẩm: tại quán cần có tối thiểu 30% nhân sự (còn về nguyên tắc là 100%) đã được học qua khóa đào tạo (thông thường 1 buổi đến 1 ngày) về vệ sinh an toàn thực phẩm và được cấp giấy chứng nhận. Thông thường người chủ quán và nhân viên xác định làm lâu dài nên đi học, để khi cơ quan nhà nước kiểm tra sẽ có giấy chứng nhận và người lao động. Chứng nhận này có hiệu lực trong 1 năm, nên mỗi năm sẽ đi học lại và nhận giấy chứng nhận mới.
5. Hợp đồng thuê vỉa hè: bạn liên hệ với phường/xã để được hướng dẫn làm hợp đồng thuê mướn vỉa hè.
6. Thêm nữa, khi mua hàng hóa, nguyên vật liệu để phục vụ kinh doanh quán cafe bạn cần yêu cầu nhà cung cấp xuất hóa đơn, cung cấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng hóa (bản photo) … để lưu trữ để khi đoàn kiểm tra yêu cầu có mà cung cấp đầy đủ.
Các cơ quan quản lý thường thăm quán cafe của bạn:
- Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Quản lý thị trường.
- Công an phường/xã.
- Đội kiểm tra liên ngành (gồm nhiều ngành phối hợp).
- Ngoài ra, đội trật tự đô thị thường xuyên kiểm tra âm thầm việc lấn chiếm vỉa hè phục vụ kinh doanh của bạn.
Trên đây là những loại giấy tờ cơ bản cần phải có để quán cafe hoạt động theo đúng quy định pháp luật, hạn chế việc bị phạt vì không chuẩn bị. Với mỗi địa phương, mỗi mô hình kinh doanh còn có các thủ tục pháp lý khác nữa, bạn cần tìm hiểu và thực hiện cho đúng quy định của pháp luật.
Chúc bạn kinh doanh quán cafe thành công!
Quán được thành lập vào ngày 25 tháng 10 năm 2003 trên quê hương Cà Mau một mảnh đất cực Nam của Tổ Quốc, các bạn nhớ đến quán Cà phê Oanh Trang để thương thức “Hương vị tuyệt vời của quê hương Cà Mau”, Quán của chúng tôi tọa lạc trên số 90B đường Nguyễn Ngọc Sanh, Phường 5 TP Cà Mau nằm ngay trung tâm TP Cà Mau, là điểm dừng chân lí tưởng cho những doanh nhân, công nhân viên chức muốn tìm phút thư giãn sau những căng thẳng, tất bật của công việc. Đặc biệt quán chúng tôi có bán hộp về cho những người bận rộn công việc không có thời gian ngôi quán để thư giản. khác hẳn với những quán cà phê nội thành khi tận dụng không gian mở cho bạn cảm giác dung hòa với thiên nhiên. Đến quán, bạn có thể nhìn rõ ánh bình minh vào buổi sáng, ánh hoàng hôn vào buổi chiều tà hay ngắm sao buổi tối trong hương vị café thơm lừng.
Kinh doanh cà phê giống như một miếng bánh béo bở mà rất nhiều nhà đầu tư muốn sở hữu. Nhưng theo 1 thống kê gần đây cho thấy có đến 70% các quán cà phê đóng cửa sau năm đầu tiên kinh doanh, 20% chỉ trụ được trong vòng 3 năm. Điều gì khiến những quán cà phê cứ mở ra rồi lại lần lượt sang nhượng hay phải đóng cửa?
Đối với dân công sở, thời gian ăn trưa dễ dàng bị đánh đổi bởi công việc, các buổi gặp mặt, họ đang đánh đổi sức khoẻ của mình chỉ để hoàn thành công việc sớm hơn.
Nằm thẳng hay nằm nghiêng đều ẩn chứa những tác hại đến sức khỏe và vóc dáng. Hãy học cách khắc phục để có một giấc ngủ chất lượng nào!